vn_flag.gif
Kính mời qúy vị xem cháu Nội Brandon MINH-QUÂN NGUYỄN đàn bản DAY DREAM do chàu tự sáng tác và trình diễn tại Santa Clara University Ca. MC

Gia đình Cọp Bển - Tr-tá Nguyễn-M-Châu (ngồi xe lăn)Cụu QT_Dĩ An Biên Hoả - Chup Kỷ niệm trong kỳ Đại Hội TQLC-VNCH -2008

Gi

Slideshow : Gia đình Cọp Biển & Tr_tá Nguyễn Minh Châu - Cựu Quận Trưởng Dĩ An Biên Hòa .- Nhân kỷ niệm họp mặt TQLC/VNCH năm 2008 tại Nam CA.
** Muốn hình dừng lại, đưa mouse vào góc trái dưới, băm vào hình vuông.**

Monday, January 25, 2010

Nguyễn Minh Châu
cựu quận trưởng Dĩ An/BH & Đức Hòa/ Hậu Nghĩa

Silent tears


Một Cõi Ta Về

Bao nhiêu năm rồi còn mãi nơi đây
Lang thang xứ người, một kiếp không nhà
Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa thân ái
Còn mãi trong tim, một kiếp lưu đày .

Bao nhiêu năm rồi lia bỏ quê ta
Bỏ hết dân mình, bỏ cả người thương
Chân ta ra đi, hồn quê bỏ lại
Mặc cho số kiếp, cuộc đời đẩy đưa .

Bao nhiêu năm rồi nặng chĩu đôi vai
Bôn ba cuộc đời trôi theo
gió cuốn
Mấy thu trở về là bấy nhiêu buồn
Biết đến bao giờ rời khỏi nơi đây .

Bao nhiêu năm rồi, khắc khoải ưu sầu
Nỗi lòng nhớ nhà còn mãi không lay
Chân đi mỏi mòn, tuổi đã bạc đầu
Một cõi ta về là cõi thiên thai .

Nguyễn Minh Châu – Đức Hòa

Friday, January 22, 2010


1974
Mũ xanh Nguyễn Minh Châu TĐ3 Soibien,
cựu QT Dĩ An - Biên Hoà và Đức Hoà - Hậu Nghĩa

Các chiến hữu và quý vị thân mến,

Hôm nay thời tiết mùa Đông đã đến, chúng ta đang sống cuộc đời tỵ nạn nơi xứ văn minh tiến bộ. Gia đình con cháu chúng mình hưởng được cuộc sống đầy đủ, nhà ở rất tiện nghi, được trang bị đầy đủ máy nước nóng, lò sưỡi ấm mùa đông và máy điều hoà cho mùa hè vv…Chúng ta không bị đói lạnh thân xác, nhưng tâm hồn chúng ta luôn lạnh lùng vì nỗi nhớ quê nhà, xa quê cha đất tổ. Chúng ta luôn mong đợi ngày về quê hương trong cảnh thanh bình và được tự do dân chủ. Nhưng riêng ý nghĩ của tôi đã theo dõi tình hình bên nhà từ hơn 30 năm qua nên nghĩ là ngày về với tuổi của tôi và những vị cao niên hơn còn xa quá !

Bao nhiêu năm ta thở dài trăn trở
Xe lăn mỏi mòn sức lực tàn phai
Nỗi buồn nhớ nhà khắc khoải u hoài
Phải nhận đất nầy làm nơi huyệt mộ !?
(Trích bài thơ U Hoài )

Nguyễn Minh Châu TĐ3 Soibien

Mỗi độ Đông về nơi xứ người, trời mây mù ảm đạm và có nhiều mưa buồn lắm ! làm cho người lính già hay ngồi ôn nhớ lại những kỷ niệm dĩ vãng của đời binh nghiệp khó quên. Rồi nhớ lại ngày 30 tháng 4 năm 1975 oan nghiệt chấm dứt đời lính của chúng mình trong sự nhục nhã và uất hận, để rồi chúng ta bị đày đoạ trong các trại tù lao động khổ sai. Những ai đã từng bị đày trong các trại tù miền Bắc chắc vẫn còn nhớ tới những ngày mùa Đông lạnh xé da cắt thịt của vùng núi rừng hoang vu miền Yên Bái, BắcViệt


Tất cả các trại tù miền Bắc đều được xây cất giống nhau một kiểu mẩu như hình trên đây. Mấy dảy nhà trong trại nơi tôi ở nằm trên hai ngọn đồi thoai thoải. Trên ngọn đồi lớn là mấy dảy nhà của những người có sức khoẻ lao động nặng như vác cây rừng và cây bồ đề, vác chỏm là một loại tre rừng nhưng bọng ruột, cày cuốc để canh tác, gánh phân người tưới rau và chăn trâu bò vv…Trên ngọn đồi nhỏ bên cạnh là một dảy nhà dành cho những người tù bị tàn phế, già cả hoặc bịnh hoan sức yếu làm việc nhẹ như trồng rau, đập tre, chẻ tre và đan lác .

Tội nghiệp tù đã ăn đói mà hai người phải vác một thân cây bồ đề rất nặng. Có vài người bị cụp xương sống tàn phế đến bây giờ như anh Trung tá Khoa bạn của tôi đang sống tại Bắc Cali. Nhưng khổ nỗi là đói không dám than, đau không cũng dám rên siết sợ bọn cộng sản cho là phản động.


“ Nói đến đây tôi liền nhớ tới cái chết tức tửi của cháu Paul gọi tôi bằng cậu ruột. Cháu Paul là Phân chi khu trương tại quận Phù Cát của Thiếu tá Phương TQLC. Cháu bị bắt ngay sau ngày 30-4-1975 và bị giam tại các trai tù cải tạo vùng đèo an khê. Cháu bị đánh bằng báng súng AK 47 nên bị học máu chết ngay tại chỗ lao động vì cải lịnh của tên bộ độ cộng sản để cứu người bạn bị té xỉu trên đường về trại vì đói và kiệt sức. Tên cộng sản buộc em tù té xỉu phải tự khắc phục và vác tre tiếp, đây là danh từ của bọn cộng sản. Cháu Paul cải lời tên cộng sản và vác thay cho bạn mà ra nong nỗi . Mẹ của cháu Paul là bà Hương cựu Hiệu trưởng trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt trước năm 1975. Điều nầy làm tôi ân hận suốt đời vì ngại mang tiếng là con ông cháu cha nên không xin cháu Paul về quận của tôi sớm hơn. Và hơn nữa, mẹ của cháu Paul đã nuôi tôi ăn học từ khi Mẹ của chúng tôi mất sớm từ lúc tôi chưa lên 5 tuổi. Thôi, cũng là số kiếp của cháu tôi “.
Tết trong tù lạnh và buồn não nề.


Trong thời gian chưa được gia đình tiếp tế, chúng tôi rất mong những ngày Tết và những ngày lễ của ông cha Cộng sản chúng nó để trong ba ngày Tết được ăn một chén cơm đầy không độn bắp cứng như đá hay khoai lang phơi khô. và tù được ăn một miếng thịt trâu bằng hai ngón tay chéo. Một con trâu cho cả trại và Ban chỉ huy trại được chia làm 3 ngày. Ngày đầu ăn thịt, ngày thứ hai ăn canh rau nấu với xương, ngày thứ ba ăn da trâu kho nước mắm. Da trâu kho nhớt nhớt và kẹo lại giống như a dao trong miền Nam pha với vôi sơn tường nhà cho dính. Tội nhiệp những người không có răng cứ nuốt đại vào cho dở thèm. Nhưng những món ngon là phải để dành cho bon bộ đội.

“ Tôi cũng còn nhớ nơi trại tôi có Trung tá Tuấn Thiết Giáp, Chỉ huy trưởng căn cứ Đồng Tâm tại Mỹ Tho do Mỹ giao lại. Trong những lúc ra ngoài lao động ông Tuấn có quen được một gia đình mà người cha là lính Pháp bị đày đi kinh tế mới Yên Bái sau năm 1945 làm ruộng rẫy gần trại. Ngày mùng 2 Tết năm 1978 vài tên bộ đội của trại thấy ông Tuấn vác đòn bánh Chưng trên đường về chận lại hỏi và dẫn về trại điều tra mới lòi ra sự việc là gia đình của ông đã lén lút gởi tiền và vàng ra Yên Bái tiếp tế cho ông Tuấn. Trung tá Tuấn bị nhốt cả tháng trời và bị dánh đập kêu trời ầm ĩ trong hầm. Nhưng khi được thả ra chúng tôi nhìn ông còn thất thần và không dám nói một lời là bị chúng đánh dã man tàn bạo đến đổi phần hạ bộ của ông bị sưng to như cái tô. Việc nầy anh Trung tá Lê Bá Bình TQLC tại San José còn nhớ rõ “.

Có một bà vợ của tù cải tạo nơi trại khác được giấy phép thăm chồng ngày mùng 2 Têt. Bà gặp Thiếu tá vang cùng trại với tôi đang căn bò trên triền đồi gần đường lộ đất và hỏi thăm rằng : Chú ơi ! chú có biết trại nhốt tù cải tạo số 5 ở đâu không ? Mấy anh bộ đội chỉ lòng vòng tôi đi cả ngày nay khổ quá ! Thiếu tá Vang trả lời : bà hãy đi vào 2 cây số nữa tháy mấy anh bộ đội đi lai vảng hỏi họ sẽ chỉ cho bà, tôi cũng là tù cải tạo của trại 1 gần đây. Bà ấy nhìn thây hình dáng ốm rồm, gương mặt xanh xao hốc hác bà liền xúc động liền ngã quỵ. Sau vài phút bà tỉnh dậy rồi hai người vắn tắt trao đổi tin tức. Bà dược biết ông nầy là Thiếu tá quận trưởng còn chồng bà cũng là quận trưởng cấp Trung tá. Bà thương cảm cho ông Vang một ổ bánh mì, một ít thịt kho khô và vài mươi dồng bạc tiền mới . Ông Vang ăn ngay nủa ổ bánh và dấu thịt kho va tiền vào bìa rừng cẫn thận để dành ăn 3 này Tết. Vụ nầy chỉ có tôi biết vì ông Vang là baan5 học của em vợ tôi và biết vợ chồng tôi rất nhiều. Ông Vang nhìn ra tôi nhờ tấm hình chụp gia đình của vợ tôi gởi ra. Anh em ngủ đối diện đã lâu ngày mà chẳng ai nhận ai.

Tôi còn nhớ mãi ngày mùng một Tết Thiếu tá Nguyễn Nghiêm Trưởng phòng An Ninh của Tiểu Khu BH có đến dãy nhà tôi ở để chúc Tết tôi. Ông đã nói rằng năm mới em chúc anh được nhiều sức khỏe để học tập tốt và lao động tốt để Cách mạng khoan hồng cho anh về sớm với gia đình. Câu nói nầy luôn luôn ở đầu môi chót lưỡi của bọn quản giáo, tôi chán ghét vô cùng nhưng phải nói y rạp khi anh em bạn cùng đơn vị thỉnh thoảng gặp nhau hay là viết thơ về thăm vợ con và vợ con cũng bấy nhiêu câu dặn dò đó. Anh em chỉ nói lén chưỡi bọn cộng sản cho đở tức tối nơi vắng người.

Một sự việc làm cho tôi không cầm được nước mắt khi tôi lấy gói kẹo ra mời ông Nghiêm dùng gọi là đãi khách ba ngày Tết. Ông Nghiêm nói rằng em không ăn đâu, anh nên để dành ăn cho đở đói vì em cũng có phần như anh vậy.

Mỗi tù thỉnh thoảng đưọc phát cho một nắm thuốc lào, nếu ai không hút thuốc thì bọn chúng cho 10 viên kẹo nhỏ, chỉ nghe mùi đường tán chứ chẳng có mùi vị gì mà trong Nam minh gọi là kẹo Local., Nhưng bọn cộng sản khen là kẹo của XHCN ngon đáo để.

Khi Tết ban nhà bếp gói cho mỗi người tù một cái bánh chưng bằng cái bánh Trung Thu, không thịt, không mỡ chỉ có dầu mỡ trộn vào nếp. Một số anh em chia ra làm bốn để ăn mấy ngày Tết cho dở thèm. Tù cộng sản ăn Tết như thế đấy !

Tù buồn cảnh có vui bao giờ ?
Thật ra cái lạnh nơi xứ mình đâu bằng tiết lạnh bên xứ nầy, nhưng vì hoàn cảnh của tù cải tạo ăn không đủ no, mặc không đủ ấm và phải làm lao động khổ sai, nơi ở lại là những dảy nhà mái tranh, vách làm bằng những tấm phên đang bằng tre không kín đáo, nên mùa đông trong các trại tù ở vùng núi rừng ngoài Yên Bái thật là hãi hùng đối với anh em tù chúng tôi

Chung quanh trại của chúng tôi là núi non trùng trùng điệp điệp với nhiều cây rừng một màu xanh biếc. Lúc mùa đông các dảy núi thường bị mây mù hay sương mờ che phủ nhìn thật là buồn ảm đạm. Dưới chân đồi là con suối, nước chảy quanh năm là nơi anh em tù chúng tôi lấy nước uống và nấu ăn, tắm rửa và giặt giủ. Vào những đêm sáng trăng, dòng nước suối chiếu lung linh đẹp lắm nhưng buồn, vì tù buồn thì cảnh cũng buồn, tù buồn cảnh có vui bao giờ !


Đêm nay trăng chiếu sáng ngời
Mình ta thơ thẩn giữa đồi ngắm trăng
Suối con lấp lánh trăng vàng
Nửa in bóng nước, nửa kia lững lờ
Hồn tôi nửa tỉnh nửa mơ
Lòng buồn tê tái nhớ về đất Nam .
Minh-Châu


Mùa đông lạnh lẽo mà anh em tù chỉ được bọn bộ đội cộng sản phát thêm cho một cái mền đỏ lói của Trung cộng nó mỏng te. Đêm đêm gió lạnh cắt da thổi xuyên qua vách tre và mái tranh, nên đêm ngủ anh em tù trùm mền từ đầu đến chân và nằm hai hàng đỏ lòm trên hai sạp tre đối diện nhau, được soi sáng bởi ánh lửa củi rừng chiếu mập mờ, trông giống như hai hàng thây ma trông cũng dễ sợ lắm và buồn não nề !. Khổ nỗi là chúng tôi phải nằm im không dám cựa quậy, vì mỗi lần cựa quậy là hơi lạnh lọt vào lạnh thấu xương.

Mỗi tuần chúng tôi chỉ dám tắm suối có một lần trưa ngày chủ nhựt nếu nắng ráo và nếu được nghỉ lao động. Nhiều người không có can đảm tắm vì rất sợ cái lạnh của nước suối không khác chi nước đá lạnh. Nằm gần bên tôi có người bạn là Trung tá BĐQ, ông ấy sợ lạnh lắm. Ông ấy đã qua đời sau khi được về với gia đình, vì không muốn gợi nỗi buồn của người quá cố nên tôi không tiện nêu tên ông ấy ra. Suốt mấy tháng mùa Đông ông không bao giờ tắm, ông luôn luôn mặc sáu lớp quần áo mà không bao giờ dám cởi tới lớp thứ ba từ trong người đếm ra, để giặc giủ. Quý vị hãy tưởng tượng mỗi ngày lao động nặng thì bao nhiêu mồ hôi thấm rút vào áo quần nó hôi đến cở nào? Nhưng ăn ngủ và sống chung nhau lâu ngày mình cũng quen cái mùi khó chịu đó đi. Chính mình cũng chẳng sạch sẽ gì lắm, chỉ ít hôi hơn thôi. Cho nên người ta hay nói ở dơ như tù là thế đó.
“ Khi vượt biển tới Mỹ một tháng tôi xin được việc làm cố vấn tỵ nạn thì được tin anh ấy đã dược thả về vì bịnh nặng. Vợ con tôi qua sau tôi một năm và bà xã may mắn cũng tìm được việc làm sau khi tới Mỹ vài tuần tại sở Y tế Monterey. Chúng tôi cố gắng gời $50 về giúp đở anh phần nào vì hai vợ chồng chúng tôi còn nghèo lắm và sáu con nhỏ còn đi học. Không bao lâu sau anh đã qua đời vì đứt mạch máu não “.

Trời đã lạnh mà lại đói tả tơi ! mỗi sáng trước khi lao động tù chỉ ăn 2/3 chén cháo lỏng như nước. Nửa giờ sau đi tiểu là chẳng còn gi, lại càng đói thêm. Bọn cộng sản để chúng tôi đói triền miên, đói đến đổi chỉ nhớ đến miếng ăn còn hơn nhớ vợ con thân yêu. Sau mấy năm đầu bọn cộng sản thấy tù chết nhiều quá mới cho thăm nuôi.

Lúc chúng tôi được đưa về thành Ông Năm Hóc Môn để làm thủ tục lần cuối cùng trước khi thả, những tù cấp Uý nhìn chúng tôi lắc đầu thương cảm vì chúng tôi chỉ còn da bọc xương. Trong khi mấy anh em rất khoẻ mạnh vì họ ăn đủ nhờ thăm nuôi và lao động nhẹ..

Mưa dầm Yên Bái.


Miền núi rừng có vẻ đẹp thiên nhiên và rất thơ mộng của miền sơn cước nếu trời trong mây tạnh và nhứt là vào những đêm trăng sáng. Nhưng mùa mưa phùn nơi miền núi rừng ngoài Yên Bái cũng rất dễ sợ, chẳng đẹp đẽ và thơ mộng như các nhà văn hay thi sĩ thường hay tả cảnh đẹp nên thơ của mưa phùn Đalat hay Pleiku mù sương đâu. Hạt mưa phùn ngoài ấy rất nhỏ phải nhìn qua rạng núi xanh mới thấy mưa rơi. Nhưng lao động ngoài trời vài giờ là nước thấm ướt cả áo quần. Trời mưa ban ngày, mưa cả ban đêm và mưa triền miên suốt tháng trời, gọi là mưa thúi đất vì đất phải nổi sình và lầy lội. Đêm về những tiếng ếch nhái và ểnh uơng cất tiếng kêu vang như tiếng ai khóc than và rên siết trong cảnh rừng âm u và tĩnh mịch làm cho người tù buồn thấu tâm can !.
Chân tôi đi khập khểnh nên thường hay bị té, mà mỗi lần té là phải thay đồ và giặc quần áo khổ lắm.



Rừng hoang cả tháng mưa dầm
Trại tù Yên Bái lặng trầm trong đêm
Suối reo róc rách êm đềm
Côn trùng rên rỉ càng thêm não nùng .

Minh-Châu

Có rất nhiều anh em đồng đội bị chết vì nhiều nguyên do như chịu không nổi cái lạnh, cái đói hoặc bịnh hoạn mà không có thuốc chửa trị. Có những bà vợ đi ngàn dậm ra Bắc tìm thăm chồng và khi ra tới nơi mới hay chồng đã chết vì bọn cộng sản không cho thông báo tin về cho gia đình. Các người tù bất hạnh đó đã bị chôn vùi trên những đồi hoang vu hiu quạnh. Tôi xin ghi vài dòng thơ của vợ tôi thuật lại câu chuyện rất thương tâm của một bà vợ ra thăm chồng ngoài đất Bắc. Khi ra đến trại bà mới được tin là chồng bà đã chết, bà chỉ còn thấy nấm mộ đất của chồng nằm trên triền núi heo hút lạnh câm, do anh em tù cải tạo chỉ báo.


Lẻ bóng
Xót thương ai đắp mộ chồng
Tóc xanh em cắt đắp mồ người yêu
Âm dương hai ngả anh ơi
Chôn anh đất Bắc, em về miền Nam
Ngày xưa lội khắp bốn vùng
Nhọc nhằn gian khổ, cũng về thăm con
Hy sinh giữ nước giữ bờ
Bây giờ lao lý, xương tan chốn nầy
Nghĩ suy thật quá đau lòng
Anh ơi giờ đã bỏ em thật rồi
Từ đây trở giấc canh khuya
Thèm hơi anh ướm, thiếu chăn tình nồng
Một mình một bóng lẻ loi
Lòng sầu tê tái, tuôn dòng lệ rơi
Bốn phương mưa gió não nề
Cốt hài phương Bắc, bóng hồn theo em
Hiển linh phò trợ mọi điều
Cho em vẹn giữ lời thề năm xưa
Rồi đây dầm dãi nắng mưa
Thay anh nuôi trẻ, không buồn cút côi
Lê la khắp chốn đó đây
Khác chi chim nhạn lẻ bầy kêu sương .

Tuyết Nga (Ba Nguyen Minh Chau )
Tôi không bao giờ quên một cảnh tượng buồn ãm đạm khi chứng kiến hình ảnh của anh em tù cải tạo với vẻ mặt trầm buồn đẩy xác chết của cố Trung tá Tôn, bạn của tôi và là cựu Phó trưởng phòng Nhì Quân đoàn III ở Biên Hoà. Thân xác ông Tôn được lịm vào một quan tài đóng bằng bốn tấm ván gỗ thô sơ. Anh em tù đẩy quan tài của ông Tôn trên một chiếc xe cải tiến, ( loại nhỏ hơn xe bò ) đi trên con đường dốc lúc chiều sẫm tối và chôn ông trên triền núi khi trời đang lất phất mưa. Cố Trung tá Tôn bị chết tức tưởi sau khi ông bị nhốt vào hầm tối vài ngày vì ông đã trốn trại mấy hôm thì bị nhân dân du kích của cộng sản bắt ông lại. Tôi nghĩ là ông bị bọn bộ đội cộng sản man rợ, ác ôn siết cổ chết rồi lên tiếng là ông Tôn thắt cổ tự sát, vì cái hầm tối mà chúng nhốt tù nhỏ như một cái huyệt đào sâu trên triền đồi. Tù chỉ có bò vào rồi năm chứ ngồi cũng đựợc làm sao mà dễ dàng dùng dây treo cổ được.

Những hơi thuốc lo sưỡi ấm lòng tù cải tạo.
Tội nghiệp cho những ông tù cao niên, họ ngủ rất ít vì lạnh quá không ngủ được. Giữa đêm khuya các ông thường hay ngồi bên cạnh đóng củi lửa đỏ cháy bập bùng giữa hai hàng sạp tre để sưởi ấm cho tù. Nhưng có thấm vào đâu vì anh em tù ngủ trong những dảy nhà tranh không kín đáo đối với cái lạnh và gió buốt của vùng núi cao suốt đêm thổi lòn qua khe lá. Tôi còn nhớ mãi và sẽ không bao giờ quên được hình dáng của cựu Trung tá Đ…. và vài ông nữa, tuổi bằng cha chú của chúng tôi lúc bấy giờ. Mình các ông quấn mền, đầu trùm khăn và mặt mày che kín mích chỉ còn thấy lộ đôi mắt sâu hỏm để nhìn thấy, còn chừa ra lổ mũi để thở và đôi môi tím ngắt lâu lâu hít vài hơi thuốc lào cho đở lạnh. Mỗi lần tôi thức dậy vì cần ra ngoài cho vấn đề cá nhân, tôi trông thấy hình dáng của mấy ông thật là ưu sầu . Nếu tôi là hoạ sĩ tôi sẽ vẽ lại một bức tranh bất hủ của cái cảnh mờ mờ ảo ảo giữa đêm khuya với những hình dáng gầy đét xanh xao thật đáng thương của cảnh tù Yên Bái.


Ngồi bên ánh lửa bập bùng
Lòng tù xao xuyến nhớ con, vợ hiền !
Dưới đồi suối chảy triền miên ,
Đêm nay mưa nhẹ, gió hiu hắt buồn !
Gío đưa những giọt mưa tuôn ,
Như dòng nước mắt khóc tù xót xa !
Trăng đầy trăng khuyết trăng tà !
Còn bao lâu nữa về nhà vợ con?

Minh-Châu

Nghe đọc báo hoặc kiểm điểm công tác trong ngày.

Sau buổi cơm chiều mấy anh tù có nhiệm vụ làm trưởng khối phải lên văn phòng trại gặp tên bộ đội quản giáo của khối để nhận lịnh hay nghe lời kiểm điểm và về nói lại cho tù nghe rồi đọc báo. Đây là lúc mà tôi chán nhứt vì báo của chúng nó chẳng có gì để đáng nghe. Cái gì cũng tốt, nhân dân lao động tốt, sản xuất của cả nước luôn luôn vượt chỉ tiêu về mọi mặt mà dân miền Bắc vẫn đói rách triền miên nói chi đến tù cải tạo. Có đôi khi mệt mỏi và buồn ngủ quá tôi ngồi trên sạp tre, ngủ mê đến ngái to quá. Anh Trung tá Bùi Văn Huấn BĐQ hay đánh thức tôi dậy và nói mấy ngái to quá tụi nó báo cáo là mầy chết. Anh Huấn là anh ruột của BS Bùi Văn Rậu. Anh Rậu là y sĩ của TQLC lúc xưa và hai anh em đang sống tại San José. Anh Rậu còn hành nghề lại và cũng thường có mặt trong các lần ĐH TQLC.

Đôi lời với các bạn tù Yên Bái.

Sau khi chúng ta đã rời trại tù miền Bắc, những ai vì già yếu bịnh tật được thả sớm hơn, rồi kẻ vượt biên, người thì chờ đi diện HO hay đoàn tụ. Bây giờ chúng ta sống rải rác khắp bốn phương trời và lo làm việc tạo cuộc sống mới nên rất ít khi được gặp lại, một số còn sức khoẻ gia nhập vào các hội đoàn hoạt động trong cộng đồng chống cộng hoặc cứu trợ anh em thương phế binh bên nhà và tham gia nhiều công việc thiện nguyện khác vv…Thỉnh thoảng nghe tin buồn là người nầy đã ra đi một cách đột ngột vì lý do bịnh ngặt nghèo, người thì mắc phải bịnh không thể cứu chửa và nằm nhà hoặc nơi viện dưởng lão để chờ chết. Toi dang viet doan hoi ky nay thi duoc tin buon do chi Chieu vo cua Trung ta Le Quang Chieu vua ra di vi binh gia yeu. Ong Chieu o cung chung trai va lon hon toi 10 tuoi.
Con một số trở thành phế nhân và cố lê lết quảng đời còn lại nơi xứ người buồn thật là buồn !.

Nhân mùa Đông đến trời đang mưa lạnh và buồn lắm, tôi vừa viết xong thêm vài trang hồi ký và xin chia sẻ cùng anh em chiến hữu và quý vị vài kỷ niệm hãi hùng trong các trại tù nơi rừng thiên nước độc của miền núi hoang vu Yên Bái, Bắc Việt. Tôi xin có đôi lời thăm hỏi những bạn tù cùng chung cảnh ngộ còn đang sống cuộc đời tỵ nạn khắp nơi và thân mến chúc nhiều sức khoẻ để vui hưởng với con cháu trong những chuỗi ngày còn lai.

Tôi xin nghiêng mình tưởng niệm những người bạn tù đã bỏ thân nơi đất Bắc. Không có gì khổ và nhục cho bằng đời sống tù với bọn cộng sản. Có câu : Nhứt nhựt tại tù bằng thiên thu tại ngoại, nhưng tôi nghĩ một ngày tù với cộng sản bằng trăm cái thiên thu !
Vài lời kết luận.

Sau cuộc chiến mà dồng minh đã tháo chạy và bỏ lại một miền Nam đau khổ và chúng tôi, những cựu quân nhân và công chức của chế độ cũ bị đày đoạ trong các trại tù khổ sai, mất cả nhân quyền của con người.

Các vị cựu Lãnh đạo của miền Nam, các Chỉ huy Cao cấp trong Quân đội của chúng tôi đã bỏ các cấp thuộc quyền đang chiến đấu chống trả bọn cộng sản khắp nơi thì các ông đã chuẫn bị trước vài tháng hoặc vai tuần để di tản ra nước ngoài trước.

Và có lẽ vì bận lo ổn định cuộc sống mới cho gia đình nơi xứ người nên không có thì giờ mà nghĩ đến việc cứu sống sống sinh mạng anh em trong tù .

Tôi không dám trách ai, nhưng đây là sự phũ phàng của những đồng còn ở lại, nhứt là tù cải tạo.
Nước Mỹ đồng minh và cả thế giới đều bỏ mặc hay quên lãng chúng tôi ?, mặc tình cho bọn cộng sản tha hồ đày đoạ.

Chúng tôi đã từng ngày mong ngóng và lắng nghe những tiếng nói của các vị đã bỏ nước đi trước và thế giới bên ngoài với lương tri nhân loại sẽ binh vực và cứu giúp chúng tôi. Nhưng niềm mong đợi của chúng tôi chỉ là sự tuyệt vọng.
\
Tôi tưởng chừng như Việt Nam lúc bấy giờ bị bức màn sắt ly cách với thế giới bên ngoài. Tha hồ cho bọn cộng sản là kẻ chiến thắng mặc tình thao túng.
Tôi nghĩ rằng nếu thế cờ chính trị quốc tế đảo ngược, miền Nam thắng cuộc thì miền Bắc sẽ không có những trại tù dã man như thế nầy. Bọn Cộng sản cũng là con người nhưng lòng dạ của chúng thật dã man còn hơn loài súc vật .

Tôi xin tặng úy vị một bài thơ đơn giản diễn tả nỗi lòng u uất của của người sống kiếp người lưu vong.




U Hoài

Ta sẽ về đập quân thù tan vỡ
Từ khi chúng vào phá nước tan tành
Đồng bào khốn khổ bởi lũ gian manh
Nước nhà hỗn loạn như con bảo vũ .

Nước mắt quê hương như dòng nước lũ
“ Anh hùng lỡ vận tuẩn tiết máu đào “
Chết vinh hơn sống nhục đấng anh hào
Giang sơn gấm vóc ngàn năm tang điếu .

Ta muốn thét lên muôn ngàn âm điệu
Vang tận trời cao rung cảm thiết tha
Cứu khổ trần gian non nước thái hoà
Cho dân Việt đón mừng mùa Xuân mới .

Đã xa quê lâu rồi ta vẫn đợi
Ngày trở về ca hát giữa quê hương
Khúc ca khãi hoàn chan chứa tình thương
Và ta bỏ nắm tro tàn nơi đó ?

Bao nhiêu năm ta thở dài trăn trở
Xe lăn mỏi mòn sức lực tàn phai
Nỗi buồn nhớ nhà khắc khoải u hoài
Phải nhận đất nầy làm nơi huyệt mộ !?

Nguyễn Minh Châu TĐ3 Soibien - Quận Dĩ An




Chiến Hữu Nguyẽn Minh Châu

Thursday, January 14, 2010

X-Mas 2009
***
Silent tear


Khi Tôi Chết

Khi chết tâm tôi hết ưu phiền
Xác không còn đau đớn triền miên
Từ nay tôi xa cách cõi đời !
Vào cõi vô cùng được bình yên .

Khi chết xin một điều mong ước
Được Quốc kỳ phủ ấm thân tôi
Vì tôi đã bỏ nhiều xương máu
Dành tự do dân chủ cho quê tôi . .

Khi chết xin đám tang lặng lẽ
Không ồn ào tiếng cầu, kinh kệ
Chẳng ích chi khi người đã chết
Chỉ là cát bụi tôi phải về .

Khi chết bỏ lại các con mến yêu
Cùng các cháu tôi thương thật nhiều !
Khi chết xin thêm điều mong ước
Cho tôi nằm bên vợ thương yêu .

Nguyễn Minh Châu - T Đ3 Soibien – cựu QT Dĩ An

Saturday, January 9, 2010

ĐÊM NGUYỆN CẦU


Đêm nguyện cầu - Lê Minh Bằng - trình bày : Elvis Phương
****

Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối
Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương vết thương trần ai

Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù
Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu

Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền miên.

Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình?

Monday, January 4, 2010



Nổi lòng thương binh


Nỗi Lòng Thương Binh
( Mến tặng những anh hùng thương binh QLVNCH )

Cuộc chiến tàn ba mươi năm lẻ
Có ai còn nghĩ đến thương binh ?
Kẻ mất hai chân ngồi lê lết
Trên đường vắng vẻ tướng dị hình .

Giữa phố phường lặng lẽ buồn tênh
Sáng bươi đống rác tìm bao bị
Lượm chiếc lon nhôm vỏ đạn đồng
Đêm về xó góc nằm yên nghỉ .

Người chống nạn âm thầm khập khểnh
Lang thang từ bến cảng bến xe
Gượng cưởi mời khách mua vé số
Đêm về đường phố ngủ bên hè .

Ôi ! xưa chinh chiến tay ầm súng
Nay thanh bình mất cả tay chân
Chân tay bỏ lại ngoài trận tuyến
Để lại vợ con tấm thân tàn !

Ngày xưa vì nước vợ nuôi con
Nay thanh bình vợ phải nuôi chồng
Con thơ nheo nhóc theo năm tháng
Nam nhi chi chí thật mủi lòng ?

Hỏi đời có thấu cho hoàn cảnh
Thua…thắng phế binh cũng thiệt thòi
Hởi ai may nhất đời trần thế
Thấu hiểu chiến binh với thân tàn ? !

Nguyễn Minh Châu TĐ3 Soibien